Saturday, August 3, 2013

Đàn organ và những nguyên tắc căn bản

Nguyên tắc tập từ chậm đến nhanh và đúng nhịp. Mắt luôn luôn nhìn bản nhạc, tai nghe, chân dậm nhịp. Trước khi tập vào bài mới, bạn cần đọc tổng quát cả bài đó là việc nhẩm + đập nhịp nhiều lượt giai điệu của bài,

chú ý quan sát hóa biểu (khóa Sol- khóa Fa- dấu hóa -chỉ số nhịp,… ), tập nhìn kỹ các note nhạc nó nằm như thế nào(rất tốt cho việc luyện trí nhớ cũng như khả năng thị tấu của bạn).

Bạn cần chia bài nhỏ ra làm nhiều đoạn, nhiều câu nhạc ngắn để tập cho dễ nhớ, dễ thuộc. Khi luyện tập, bạn cần chú ý ngón tay, dấu hóa, trường độ, dấu lặng… để không bị tập nhầm, tập sai sau này sửa lại rất mất thời gian.

đàn organ những nguyên tắc căn bản
Đàn organ và những nguyên tắc căn bản 

Tập organ thường có 2 dạng: Đó là đánh 2 tay 2 khóa nhạc theo kiểu piano và dạng dùng phần đệm hòa âm tự động của đàn.

 Đánh 2 tay rất khó vì vậy bạn phải tập riêng từng tay 1.Bạn nên chia nhỏ từng câu, từng đoạn để tập riêng.Chú ý đến ngón tay, các ký hiệu trên bản nhạc (luyến, ngắt,..).
Lưu ý bạn phải vừa đánh phím đàn vừa Nhẩm giai điệu cho dễ thuộc.Chỗ nào khó thì “cắt” nó ra và tập riêng nhiều lần.Đến khi ổn tất cả mọi câu, đoạn thì bạn hãy ghép cả bài.

Giai đoạn hoàn thiện bản nhạc rất quan trọng.Thường thì hay sai về trường độ(chỗ nhanh – chậm).Bạn cần ghép dần từng đoạn nhạc với nhịp trống của đàn (bạn chọn tiết tấu sao cho phù hợp với từng loại bài). Khi bạn cảm nhận bài tập đã khá hơn rồi, bạn bắt đầu xử lý sắc thái to nhỏ… theo các ký hiệu trong bài.

Đàn organ và phần đện hòa âm 

Dùng phần đệm hòa âm tự động của đàn.phần tay phải thì bạn tập giống như trên.(Sau khi đã thành thạo và ghép với nhịp trống ok rùi thì bạn chuyển qua tập tay trái).

Tay trái: Bạn nhấn hợp âm(tiếng piano) đồng thời bạn Nhẩm giai điệu của tay phải.Sau giai đoạn này bạn mở điệu nên và ráp tay phải vô (tempo chậm rồi tăng từ từ đến đúng quy định của bài như quy tắc ở trên).
Lưu ý khi bạn nhấn các hợp âm đệm tay trái không nhất thiết phải bấm các hợp âm gốc, cần chuyển đổi các thể đảo của hợp âm để ngón tay trái không phải nhảy xa.

Điều quan trọng nữa:Khi bạn nhấn hợp âm ở tay trái (chơi hoàn thiện bản nhạc) bạn không nên giữ hợp âm mà nên bấm đệm ngắt để rồi sau đó bấm chuyển đổi sang các hợp âm khác được nhanh hơn và do tay trái còn phải thao tác xử lý bấm các nút dồn trống tự động (Fill) hoặc còn phải bấm đổi tiếng (voice)…

các bạn cần lưu ý đến nhịp phách của từng bài, ở mỗi ô nhịp đều có phách mạnh, phách yếu. Khi tập đàn organ bạn nên nhấn rõ vào phách mạnh (nhẹ ở phách yếu) nhấn rõ vào các nốt có đảo phách. Với các nét chạy nhanh (móc kép) hoặc chùm 3 nên nhấn rõ vào các nốt đầu của mỗi chùm móc kép hoặc nốt đầu của mỗi chùm 3 để khi ghép với nhịp trống sẽ dễ dàng hơn.

sưu tầm .
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

1 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Đàn organ cho bé, đàn organ trẻ em - Bán, tư vấn mua, cách chơi đàn
Designed by Blog Thiet Ke
Posts RSSComments RSS
Back to top