Nhìn bé gái xinh xắn dùng ngôn ngữ khiếm thính diễn tả cảm xúc trong clip, ít người biết rằng đó cũng chính là khiếm khuyết mà cô bé phải trải qua ngoài đời thực.
>> vì sao đàn organ XY 330 lại được ưa chuộng đến vậy:
>> Bán đàn organ XY893A đồ chơi cho trẻ em giá chỉ 750 nghìn đồng
Bé Trúc Anh xinh xắn, hoạt bát như những đứa trẻ bình thường khác. |
Cô bé đã lấy đi những giọt nước mắt của người xem bằng diễn xuất ấn
tượng của mình là Đào Lương Trúc Anh, 10 tuổi. Trúc Anh hiện đang sống
cùng bố mẹ tại TP.HCM. Về ngoại hình, trông cô bé không khác bất kỳ đứa
trẻ nào cùng trang lứa. Chỉ có điều, bé được chẩn đoán mắc bệnh khiếm
thính từ năm lên 2 tuổi, giao tiếp rất khó khăn.
Hơn 2 tuổi vẫn chưa biết nói
Theo lời kể của mẹ bé Trúc Anh, chị Trúc Phương, từ khi sinh ra đến năm 2 tuổi, cô bé phát triển hoàn toàn bình thường. Lúc đó, có người hỏi chị Phương sao bé đã bước sang tuổi thứ 2 rồi mà vẫn chưa nói được? Chị chỉ biết lắc đầu, bảo là “Chắc do chậm nói”.
Một
người họ hàng vào chơi, thấy bé có biểu hiện khác lạ, liền giục chị
Phương đưa bé đi khám. Tại bệnh viện Nhi đồng 1, Trúc Anh được chuẩn
đoán bị khiếm thính. Tin báo như sét đánh ngang tai, khiến toàn bộ gia
đình sững sờ, riêng chị Phương lúc đó chỉ biết ôm con vào lòng, khóc nấc
thành tiếng.
Chị Phương nghẹn ngào nhớ lại: “Không còn gì đau xót hơn khi nghe tin đứa con đầu lòng của mình không thể nghe, không thể nói được. Tôi càng gục ngã khi bác sĩ bảo rằng, sẽ không có phương thức nào chữa trị căn bệnh này”.
Chưa chấp nhận sự thật, chị Phương cùng chồng đưa con đến rất nhiều bệnh viện, nghe ai bảo có cách hay để chữa khiếm thính, chị đều lặn lội tìm đến tận nơi hỏi xin ý kiến, nhưng kết quả đều trả về con số 0.
Phương pháp cuối cùng người mẹ này dùng để chữa trị cho con là để con phát triển tự nhiên bằng tình yêu thương, chăm sóc từ người thân.
“Thời gian đó, tôi đã khóc rất nhiều, đêm đêm suy nghĩ, tôi tự trấn an mình rằng, bản thân bậc làm cha, làm mẹ phải là người vượt qua nỗi đau đầu tiên, phải nghị lực và mạnh mẽ mới mong trở thành chỗ dựa vững chắc cho con sau này. Con cần tôi, cần sự chăm sóc của tôi chứ không cần những giọt nước mắt đau thương này” - bà mẹ trẻ nghẹn ngào tâm sự.
Gian nan tìm trường học cho con
Dù miệng nói đã chấp nhận sự thật nhưng khi được nhiều người khuyên nên đưa con đến những trường khuyết tật nhập học, chị Phương vẫn không đành lòng. Nhiều đêm trăn trở, chị quyết định đăng kí cho bé Trúc Anh vào học ở một trường… bình thường. 5 tháng sau đó, Trúc Anh có nhiều biểu hiện lạ. Bé xa lánh cha mẹ, ít biểu hiện cảm xúc và thậm chí có thể cắn bất cứ ai làm bé khó chịu. Qua tìm hiểu, chị Phương biết bé ở trường luôn bị bạn bè hắt hủi, không cho chơi cùng. Đây là lý do khiến bé thay đổi tính nết và trở nên cộc cằn. Đến lúc này, chị Phương biết rằng sự cố chấp của mình đang làm hại con. Chị phải cho con nghỉ học hẳn, rồi hì hụi thu xếp công việc kiếm trường học phù hợp hơn.
Một người bạn giới thiệu chị Phương đến trường chuyên biệt dành cho các những đứa cùng hoàn cảnh. Chị bỏ ra mấy ngày để tìm hiểu về trường trước khi quyết định xin cho con vào học. Mong được gần con, nhìn thấy con mỗi ngày, chị Phương chấp nhận vào trường làm phụ bếp không lương trong 3 tháng liên tiếp. Tuy không được nhà trường phân công trực tiếp chăm sóc con mình nhưng ngày nào, sau bữa ăn trưa, chị cũng đảo mắt sang giường ngủ của con gái, lặng lẽ nhìn con chìm sâu vào giấc ngủ.
Sau thời gian ngắn học ở trường Anh Minh, Trúc Anh đã bắt đầu nói bập bẹ, dù còn hơi ngọng. Bé gọi ba, gọi mẹ và bắt đầu nói những từ ngữ khác: “Tôi như vỡ òa trong hạnh phúc và nhận thấy rằng con tôi đã tìm thấy môi trường phù hợp”.
Nhanh nhẹn, hiếu động, giàu xúc cảm
Đó là những đặc điểm tính cách chị Phương chia sẻ về con gái mình. Theo lời kể, Trúc Phương tiếp thu môn Toán rất nhanh, cô bé có thể cho ra kết quả các bài toán đơn giản ngay lập tức mà không cần phải đặt tính.
Càng lớn, Trúc Anh càng tò mò, hiếu kì về tất cả các vật dụng xung quanh. “Mỗi ngày, bé đặt ra hàng trăm câu hỏi cho mẹ, bắt mẹ phải giải thích cặn kẽ. Nhiều lần bị bé vặn vẹo, tôi phát cáu và bảo bé đừng lý sự nữa” - chị Phương kể.
Phương châm dạy con của chị Phương là không nuông chiều, nên việc 2 mẹ con giận nhau xảy ra như cơm bữa. Những lần như thế, chị ngó lơ, không nói chuyện với con. “Tối hôm trước không thấy mẹ sang phòng hôn vào má chúc ngủ ngon là hôm sau bé sẽ sà vào lòng mẹ và nhận đã biết lỗi rồi”.
Ở trường, Trúc Anh được bạn bè và thầy cô quý mến vì tính cách thân thiện, sẵn sàng nhường nhịn. Trúc Anh sớm bày tỏ năng khiếu với nghệ thuật khi thích nhảy múa, đàn organ, tự tin tạo dáng trước ống kính máy ảnh.
Việc đóng clip quảng cáo dịp Tết 2013 có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho năng khiếu này. Hai ngày quay là 2 ngày Trúc Anh phải làm việc như diễn viên chuyên nghiệp, liên tục từ 6h sáng đến 2h hôm sau. Thành công sau clip quảng cáo khiến Trúc Anh nhận được lời mời tham gia diễn chung cùng các ca sĩ, tuy nhiên, vì nghĩ đến việc học của con nên mẹ bé đã quyết định từ chối.
“Điều mong mỏi của tôi hiện giờ là mong con nói thật nhiều, học văn hóa thật nhiều để có thể giao tiếp như những người bình thường và trở thành người có ích về sau này” - chị Phương chia sẻ.
Theo lời kể của mẹ bé Trúc Anh, chị Trúc Phương, từ khi sinh ra đến năm 2 tuổi, cô bé phát triển hoàn toàn bình thường. Lúc đó, có người hỏi chị Phương sao bé đã bước sang tuổi thứ 2 rồi mà vẫn chưa nói được? Chị chỉ biết lắc đầu, bảo là “Chắc do chậm nói”.
Chị Phương nghẹn ngào nhớ lại: “Không còn gì đau xót hơn khi nghe tin đứa con đầu lòng của mình không thể nghe, không thể nói được. Tôi càng gục ngã khi bác sĩ bảo rằng, sẽ không có phương thức nào chữa trị căn bệnh này”.
Chưa chấp nhận sự thật, chị Phương cùng chồng đưa con đến rất nhiều bệnh viện, nghe ai bảo có cách hay để chữa khiếm thính, chị đều lặn lội tìm đến tận nơi hỏi xin ý kiến, nhưng kết quả đều trả về con số 0.
Phương pháp cuối cùng người mẹ này dùng để chữa trị cho con là để con phát triển tự nhiên bằng tình yêu thương, chăm sóc từ người thân.
“Thời gian đó, tôi đã khóc rất nhiều, đêm đêm suy nghĩ, tôi tự trấn an mình rằng, bản thân bậc làm cha, làm mẹ phải là người vượt qua nỗi đau đầu tiên, phải nghị lực và mạnh mẽ mới mong trở thành chỗ dựa vững chắc cho con sau này. Con cần tôi, cần sự chăm sóc của tôi chứ không cần những giọt nước mắt đau thương này” - bà mẹ trẻ nghẹn ngào tâm sự.
Gian nan tìm trường học cho con
Dù miệng nói đã chấp nhận sự thật nhưng khi được nhiều người khuyên nên đưa con đến những trường khuyết tật nhập học, chị Phương vẫn không đành lòng. Nhiều đêm trăn trở, chị quyết định đăng kí cho bé Trúc Anh vào học ở một trường… bình thường. 5 tháng sau đó, Trúc Anh có nhiều biểu hiện lạ. Bé xa lánh cha mẹ, ít biểu hiện cảm xúc và thậm chí có thể cắn bất cứ ai làm bé khó chịu. Qua tìm hiểu, chị Phương biết bé ở trường luôn bị bạn bè hắt hủi, không cho chơi cùng. Đây là lý do khiến bé thay đổi tính nết và trở nên cộc cằn. Đến lúc này, chị Phương biết rằng sự cố chấp của mình đang làm hại con. Chị phải cho con nghỉ học hẳn, rồi hì hụi thu xếp công việc kiếm trường học phù hợp hơn.
Một người bạn giới thiệu chị Phương đến trường chuyên biệt dành cho các những đứa cùng hoàn cảnh. Chị bỏ ra mấy ngày để tìm hiểu về trường trước khi quyết định xin cho con vào học. Mong được gần con, nhìn thấy con mỗi ngày, chị Phương chấp nhận vào trường làm phụ bếp không lương trong 3 tháng liên tiếp. Tuy không được nhà trường phân công trực tiếp chăm sóc con mình nhưng ngày nào, sau bữa ăn trưa, chị cũng đảo mắt sang giường ngủ của con gái, lặng lẽ nhìn con chìm sâu vào giấc ngủ.
Sau thời gian ngắn học ở trường Anh Minh, Trúc Anh đã bắt đầu nói bập bẹ, dù còn hơi ngọng. Bé gọi ba, gọi mẹ và bắt đầu nói những từ ngữ khác: “Tôi như vỡ òa trong hạnh phúc và nhận thấy rằng con tôi đã tìm thấy môi trường phù hợp”.
Nhanh nhẹn, hiếu động, giàu xúc cảm
Đó là những đặc điểm tính cách chị Phương chia sẻ về con gái mình. Theo lời kể, Trúc Phương tiếp thu môn Toán rất nhanh, cô bé có thể cho ra kết quả các bài toán đơn giản ngay lập tức mà không cần phải đặt tính.
Càng lớn, Trúc Anh càng tò mò, hiếu kì về tất cả các vật dụng xung quanh. “Mỗi ngày, bé đặt ra hàng trăm câu hỏi cho mẹ, bắt mẹ phải giải thích cặn kẽ. Nhiều lần bị bé vặn vẹo, tôi phát cáu và bảo bé đừng lý sự nữa” - chị Phương kể.
Phương châm dạy con của chị Phương là không nuông chiều, nên việc 2 mẹ con giận nhau xảy ra như cơm bữa. Những lần như thế, chị ngó lơ, không nói chuyện với con. “Tối hôm trước không thấy mẹ sang phòng hôn vào má chúc ngủ ngon là hôm sau bé sẽ sà vào lòng mẹ và nhận đã biết lỗi rồi”.
Ở trường, Trúc Anh được bạn bè và thầy cô quý mến vì tính cách thân thiện, sẵn sàng nhường nhịn. Trúc Anh sớm bày tỏ năng khiếu với nghệ thuật khi thích nhảy múa, đàn organ, tự tin tạo dáng trước ống kính máy ảnh.
Việc đóng clip quảng cáo dịp Tết 2013 có lẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho năng khiếu này. Hai ngày quay là 2 ngày Trúc Anh phải làm việc như diễn viên chuyên nghiệp, liên tục từ 6h sáng đến 2h hôm sau. Thành công sau clip quảng cáo khiến Trúc Anh nhận được lời mời tham gia diễn chung cùng các ca sĩ, tuy nhiên, vì nghĩ đến việc học của con nên mẹ bé đã quyết định từ chối.
“Điều mong mỏi của tôi hiện giờ là mong con nói thật nhiều, học văn hóa thật nhiều để có thể giao tiếp như những người bình thường và trở thành người có ích về sau này” - chị Phương chia sẻ.
0 comments