Wednesday, November 23, 2016

Bài 17 ... HÌNH NỐT MÓC KÉP - ÂM HÌNH MÓC GIẬT .

1 HÌNH NỐT MÓC KÉP .
-  Một hình nốt móc kép khi vang lên ngắn và có độ dài chỉ bằng nữa nốt móc đơn , Nói cách khác là một nốt móc đơn dài bằng hai nốt móc kép .Có tện tập hể làm một phép so sánh như sau .

Bài 17 ... HÌNH NỐT MÓC KÉP - ÂM HÌNH MÓC GIẬT .

- Như vậy ,khi trên bản nhạc xuất hiện nhiều nốt móc kêp thì đòi hỏi các ngón tay phải linh hoạt hơn để thự hiện những nét chạy nhanh hơn . Muốn vậy ,các bạn phải chăm chỉ luyện tập kỹ thuật để đáp ứng các bài tập khó dần
2 ÂM HÌNH MÓC GIẬT .
- Âm hình móc giật được cấu trúc nên bỏi một hình nốt móc đơn chấm dôi kết hợp với một nốt móc kép .Tiết tấu móc giật tạo tính chất âm nhạc mạnh mẽ ,dứt khoát . Vì thế nó rất phổ biến trong các tác phẩm có tính chất hành khúc

BÀI TẬP THỰC HÀNH SỐ 1 
Chạy gam C - dủ âm hình móc giật .
Luyện tập chạy gam với âm hình móc giật sẽ làm cho các ngón ta tách bạch và linh hoạt hơn
Bài 17 ... HÌNH NỐT MÓC KÉP - ÂM HÌNH MÓC GIẬT .
 Hướng dẫn '
Ôn lại bài tập đánh âm hình chấm dôi thuộc bài 12 dưới đây
Trước hết ,bạn hãy đánh riêng tay phải lại bài tập này lần thứ nhất với tiết tấu trống ( Nốt đen bằng 50 ) đồng thời đạp phách theo ( Chỉ đánh riêng tay phải ). Đánh lần thứ 2 với nhịp trống gấp đôi lần thứ nhất ( Nốt đen bằng 100 ) nhưng vẫn giữ nguyên nhịp đập chân giống như đã đập ở lần thứ nhất >Nếu như thực hiện đúng theo những mô tả của chúng tôi thì trong lần thứ 2 này ,bạn đã đánh tiết tấu móc giật >Thực chất âm hình móc giật chỉ là nhân đôi tốc độ của âm hình chấm dôi .
- Tiếp đến ,chúng ta hãy trở lại quan sát ô nhịp thứ nhất 1a .Chúng ta thấy ,nốt ĐÔ 1 đơn - dôi vànốt RÊ kép có giá trị độ dài bằng 1 phách ,trong đó nốt ĐÔ 1 đơn - dôi có trường độ gấp 3 lần nốt RÊ 2 .Như vậy bạn phải đập phách xuống nốt ĐÔ 1 đơn - dôi và ngân dài 3/4 phách sau đó nhấc lên đọc lướt nhanh qua nốt RÊ 2 đến nốt MI 2 của phách tiếp theo >Chúng tôi khó có thể mô tả về động tác đập chân cho dạng âm hình tiết tấu này >Vì vậy ,ban đầu tập dạng âm hình này bạn có thể phân chia các nốt theo sự ước lượng tương đối ,đồng thời dựa vào cảm giác là chính >Ngoài ra bạn có thể nghe CD đánh mẫu .
- Nhấn vào dấu mỗi phách .Sau khi đã tập thuần thục bài 1 a thì thay đổi trọng âm nhấn bằng cách chuyển sang bài 1 b .
- Đánh đi đánh lại gam C dủ âm hình móc giật nhiều lần nhưng không được nhắc lại nốt chủ âm .
- Khi nào tập thật tốt bạn mới được tập ghép 2 tay với tốc độ chậm
Cù Minh Nhật chủ biên

Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Đàn organ cho bé, đàn organ trẻ em - Bán, tư vấn mua, cách chơi đàn
Designed by Blog Thiet Ke
Posts RSSComments RSS
Back to top