Friday, April 4, 2014

Đàn organ đang được ưa chuộng tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều công ty, của hàng nhạc cụ kinh doanh những sản phẩm khác nhau như đàn piano, đàn organ, đàn guitar và nhiều loại nhạc cụ khác.



 Đàn organ đang được ưa chuộng tại Việt Nam

 Đàn organ đang được ưa chuộng 

 Nói về đàn organ, nó cũng có nhiều thương hiệu khác nhau được phân phối trên thị trường nhạc cụ Việt Nam nhưng những thương hiệu chiếm vị trí hàng đầu thì chỉ có thương hiệu Roland, Yamaha, Korg, Casio….


Thông thường, ở những thị trường khác nhau, các công ty sản xuất nhạc cụ sẽ định vị cho mình những dòng sản phẩm khác nhau phù hợp với thị hiếu và nhu cầu sử dụng của khác hàng của thị trường đó. Ở Việt Nam cũng vậy, các sản phẩm đàn organ cũng có rất nhiều loại, từ giá cao cho những người có điều kiện đến giá thấp cho những người đam mê nhưng lại có nguồn thu nhập thấp, từ chức năng từ chuyên nghiệp cho đến học tập, những thương hiệu khác nhau đều có những sản phẩm khác nhau của mình để có thể chiếm lĩnh thị trường.


Những công ty sản xuất nhạc cụ khác nhau cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng của mình, họ vẫn đang cố gắng phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để ngày càng phát triển thêm những dòng sản phẩm mới tốt nhất, chất lượng nhất đem đến với người tiêu dùng.

Nói về thương hiệu Roland, điểm mạnh nhất của họ mà không thương hiệu nào có thể sánh được chính là âm thanh của nó, khi 1 cây keyboad roland thể hiện thì người nghe sẽ được thưởng thức một tiếng đàn hay nhất, trung thực nhất là chất lượng nhất. Ngoài âm sắc, keyboard Roland cũng có ưu điểm nữa là cực kỳ nhỏ gọn, nhẹ nhàng. Nhưng nhược điểm của Roland lại là Roland không có dòng sản phẩm cấp thấp dành cho người có thu nhập thấp, về Keyboard Roland thì hiện nay 2 cây có giá thấp nhất chính là Roland Juno-Di và Roland BK-3.


Các sản phẩm cạnh tranh đang được ưa chuộng là: Roland Bk-3, Roland BK-5, Roland Bk-9, Roland Jupiter-80, Roland Juno-Gi.

Về thương hiệu Yamaha, lợi thế của họ là công ty Yamaha là một công ty đã ngành nghề, ngoài đàn organ, Yamaha còn được biết đến với rất nhiều sản phẩm khác như đàn piano, đàn guitar và đặc biệt là xe gắn máy, thương hiệu của Yamaha xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ sớm, nên nó đã định vị được trong lòng khách hàng, nhắc đến nhạc cụ là người ta nghĩ đến yamaha. Nhưng so với các dòng sản phẩm cùng chức năng của Roland thì hiện tại giá của yamaha lại cao hơn, kích thước lớn hơn, trọng lượng nặng hơn, đó chính là nhược điểm của thương hiệu Yamaha. Chính nhược điểm này đã làm cho thương hiệu yamaha chỉ đứng thứ 2 xếp sau Roland.


Các sản phẩm cạnh tranh được ưa chuộng: Yamaha S-710, Yamaha S-910, Yamaha S-950.

Về thương hiệu Korg, cũng chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây, thời gian đầu thì ở Việt Nam rất ít người dùng đàn organ Korg. Trong năm 2012 vừa qua, công ty Korg đã cho ra dòng sản phẩm PA-600 là sản phẩm cạnh tranh với Roland BK-5, Yamaha S-910 và cũng có nhiều ưu điểm cho sản phẩm này là dễ sử dụng cho nên cũng đã được người Việt Nam bước đầu chấp nhận.
Các sản phẩm được ưa chuộng: Korg PA-600, Korg PA-800

Về thương hiệu Casio: Thương hiệu này thì lại không tập trung vào organ chuyên nghiệp mà khác hàng mục tiêu của họ chính là những người mới học đàn, các sản phẩm của họ có giá cực thấp, phù hợp với những người chơi organ với mục đích học tập, ngoài ra còn có nhiều hỗ trợ khác. So sánh với Roland thì Casio cũng không có gì để so sánh, nhưng với Yahama thì 1 cây đàn cùng đối tượng, cùng mục đích và tương đương về chức năng thì Casio lại có giá rẻ hơn rất nhiều, thời gian bảo hành cũng lâu hơn chứng tỏ nó có độ bền cao hơn.

Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Đàn organ cho bé, đàn organ trẻ em - Bán, tư vấn mua, cách chơi đàn
Designed by Blog Thiet Ke
Posts RSSComments RSS
Back to top