Monday, March 7, 2016

Học bấm hợp âm chế độ FINGER trên đàn organ

Trong những bài học đàn organ thực hành trước ,các bạn đã học nguyên tắc ,bấm hợp âm phần đệm chế độ SINGLE FINGER( ngón đơn ) trên đàn organ xy 332 .

 
Kiểu bấm này dễ phù hợp lúc mới luyện tập khi tay trái chưa đạt tới độ mềm dẻo nhất định 
Để nâng cao trình độ đồng thời phát triển tư duy hoà âm ,từ bài học này chúng tôi giới thiệu cách bấm phần đệm ở chế độ FINGER ( ngón kép ) .
Trước hết bạn nên tìm hiểu sâu hơn về hợp âm .
Có nhiều loại hợp âm ,mỗi loại có cấu tạo quãng khác nhau nhưng phần lớn hợp âm tạo bởi các quãng ba xếp chồng lên nhau 
Ví dụ 
                     
Học bấm hợp âm chế độ FINGER trên đàn organ


Quan sát ví dụ trên chúng ta thấy hợp âm ĐÔ trưởng ( Ký hiệu là C ) tạo nên bởi sự kết hợp của ba âm xếp chồng quãng ba : ĐỒ , Mi , SON . Âm ĐÔ gọi là âm 1 ( âm gốc ) .Âm Mi gọi là âm 3 vì nó cách âm ĐÔ ( âm 1) một quãng ba . Âm SON gọi là âm 5 vì nó cách âm ĐÔ ( âm 1 ) một quãng năm .
Tương tự chúng ta thấy hơp âm SON bảy ( G 7 ) tạo nên bởi bốn âm : SON, SI ,RÊ ,FA , Các âm SON ,SI , RÊ gọi là âm 1 ,3 , 5 riêng FA gọi là âm 7 vì nó cách âm SON ( âm 1 ) một quãng bẩy .
Bấm phần đệm chế độ FINGER có nghĩa là phải bấm đầy đủ các nốt có trong mỗi hợp âm ( Trừ hợp âm bảy cho phép bấm thêm âm 5 ) 
Để bấm đúng và linh hoạt các hợp âm  học đàn organ  ,bạn cần nắm vững ba nguyên tắc sau :
- Nguyên tắc thứ nhất . Mỗi hợp âm thường có ít nhất hai thế đảo ,chẳng hạn như hợp âm ĐÔ trưởng cấu tạo bởi ba âm : ĐÔ , MI ,SON . Bạn có thể bấm ở thể gốc ,và các thể đảo đều cho kết quả âm thanh như nhau .
Ví dụ 1 ;
Hợp âm  ĐÔ trưởng ( C ) có thể bấm theo ba thế sau đây :
Học bấm hợp âm chế độ FINGER trên đàn organ

Ví dụ 2 .
Hợp âm G bẩy , có thể bấm theo bốn thế bấm sau đây :

Học bấm hợp âm chế độ FINGER trên đàn organ

Tuy nhiên ,chế độ FINGER cho phép bạn lược hết âm 5 khi bấm hợm âm bảy chẳng hạn như hợp âm SON bảy đáng lẽ bạn phải bấm bốn nốt : SON , SI , RÊ , FA , thì bạn chỉ cần bấm ba nốt SON , SI , FA ,mà vẫn cho kết quả âm thanh như nhau .
Nguyên tắc thứ hai ; Khi hai hợp âm đứng cạnh nhau có một hoặc hai nốt giống nhau ( âm chung ) bạn có thể giữ nguyên ngón tay ở âm chung ,lấy đó làm điển trụ như chân của chiếc compa để chuyển các ngón khác tới hợp âm kế tiếp .
- Nguyên tắc thứ ba .ở mọi loại đàn nhãn hiệu khác nhau cách bấm ngón kép đều giống nhau .Khu vực bấm hợp âm được quy định trong một khoảng bàn phím phía bên trái giống như cách bấm ở chế độ SINGLER FINGER . Tuy nhiên người ta có thể cài đặt để mở rộng hoặc thu hẹp khoảng bàn phím dùng cho việc bấm hợp âm phần đệm tuỳ theo các thế bấm ở từng giọng , từng bài nhất định ( Phần này bạn phải nghiên cứu cuấn sách hướng dẫn sử dụng đàn organ xy332  kèm theo cây đàn của mình ) 
Bài tập thực hành số 1 
Luyện kỹ thuật đáng quãng ba 
 Luyện đánh quãng ba có tác dụng làm cho các ngón tay thêm tách bạch ,đặc biệt là nhóm các ngón 1 - 3 , 2 -4 , 3 - 5 . Nhờ đó mà bạn bấm hợp âm dễ dàng hơn và không bj dính nốt . Khi luyện các bài tập quãng ba , bạn nên tập chậm và nhấc ngón tay cao hơn thường lệ .
Học bấm hợp âm chế độ FINGER trên đàn organ

Học bấm hợp âm chế độ FINGER trên đàn organ
Chú ý : Trong bài tập trên ,số ngón tay ghi trên khuông nhạc có ba hàng ( Tính từ trên xuống dưới ) tương ứng với ba cách luyện tập dành cho ba nhóm ngón .
+ Cách thứ nhất : Tập với nhóm 1 - 3 
+ Cách thứ hai  : Tập với nhóm 2 -4 
+ Cách thứ ba  : Tập với nhóm 3 -5 .
Chúc các bạn nhanh chóng tập thuần thục bài này học đàn organ  bấm hơm âm FINGER .và đón tiếp phần bài tập thực hành số 2 .
Nguồn  Tự học đàn organ điện tử  …
Tác giả : Cù Minh Nhật
 
 VIDEO Hướng dẫn học ĐÀN ORGAN CƠ BẢN


Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Đàn organ cho bé, đàn organ trẻ em - Bán, tư vấn mua, cách chơi đàn
Designed by Blog Thiet Ke
Posts RSSComments RSS
Back to top