Friday, June 9, 2017

PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐÀN ORGAN ĐỆM HÁT NHANH NHẤT

                           ĐÀN ORGAN MK 339 ...CLCK VÀO ĐÂY 
Mến chào bạn
Bạn muốn học đệm đàn organ?
Bạn muốn chơi solo những bản nhạc trữ tình lãng mạn?
Hay bạn muốn chơi những tác phẩm cổ điển của những thiên tài âm nhạc thế giới?
Tất cả chỉ có một BÍ MẬT.
Nó nằm ở PHƯƠNG PHÁP HỌC. Và ngay bây giờ mình sẽ BẬT MÍ cho bạn phương pháp ấy. Rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Một giải pháp cho tất cả các vân đề trên.
Phương pháp học organ đệ hát hiệu quả nhất đó là bạn bạn hãy làm điều đầu tiên, bước đầu tiên là bạn học 7 nốt nhạc, chỉ có 7 nốt nhạc thôi nhé.
ĐÔ –  RÊ –  MI –  FA – SOL –  LA – SI.
Bạn học cách nhớ 7 nốt nhạc ấy trên phím đàn và trên khuôn nhạc nhé.
Cách nhớ 7 nốt nhạc trên phím đàn organ?
Bạn quan sát trên phím đàn có chùm 2 phím đen và chùm 3 phím đen. Nốt ở giữa chùm 2 phím đen là nốt RÊ, nốt bên trái rê là nốt ĐÔ, nốt bên phải rê là MI. Bạn ghi nhớ điều quan trọng ấy nhé.
Tên nốt nhạc trên phím đàn
Tên nốt nhạc trên phím đàn
Ở chùm 3 phím đen, nốt đầu tiên là FA, nốt tiếp theo là SOL, tiếp nữa là LA và cuối cùng là SI. Bây giờ bạn đã biết 7 nốt nhạc trên phím đàn chưa?
Cách nhận biết 7 nốt nhạc trên khuôn nhạc thế nào?
Quy luật của vị trí nốt nhạc nằm trên khuôn nhạc là: trên 5 dòng kẻ của khuôn nhạc, những nốt nhạc sẽ nằm trên dòng kẻ nhạc hoặc nằm trong khe giữa 2 dòng kẻ. Chỉ có 2 vị trí đó mà thôi.
7 nốt nhạc trên dòng kẻ
7 nốt nhạc trên dòng kẻ
Và ta tính theo thứ tự của 7 nốt nhạc đó là ĐÔ – RÊ – MI – FA – SOL – LA – SI, đây là thứ tự bất di bất dịch của 7 nốt nhạc, nó giống như thứ tự của số tự nhiên 1-2-3-4-5-6-7-8-9 vậy.
Dòng kẻ đầu tiên tính từ dưới tính lên đó là nốt MI, nốt giữa dòng kẻ thứ 1 và thứ 2 là nốt FA, nốt nằm trên dòng kẻ thứ 2 là nốt SOL, nốt nằm giữa dòng kẻ thứ 2 và 3 là nốt LA, nốt nằm trên dòng kẻ thứ 3 là nốt SI, nốt nằm giữa dòng kẻ thứ 3 và 4 là nốt ĐÔ, nốt nằm trên dòng thứ 4 là RÊ, nốt nằm giữa dòng kẻ thứ 4 và 5 là MI, nốt nằm trên dòng kẻ thứ 5 là LA. Cứ như vậy, bạn cứ tính theo thứ tự sẽ rất là nhanh nhớ các nốt nhạc.
Ngoài 5 dòng kẻ chính thì có các dòng kẻ phụ, nàm ngoài khuôn nhạc. Dòng kẻ phụ này chỉ xuất hiện khi có nốt nhạc ,à thôi.
Dòng kẻ phụ đầu tiên từ dưới tính lên đó là nốt ĐÔ, nốt nằm giữa đường kẻ phụ thứ 1 và dòng kẻ thứ 1 là nốt RÊ.
Còn cách tính nhịp khi đàn organ thế nào?
Có 7 dấu trường độ phổ biến, đó là nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, móc kép, móc ba và móc tư.
7 âm hình dấu trường độ trong âm nhạc
7 âm hình dấu trường độ trong âm nhạc

7 dấu ngưng nghỉ trong âm nhạc
7 dấu ngưng nghỉ trong âm nhạc
Cách giữ nhịp hiệu quả nhất là bạn tay đánh đàn, miệng đọc nốt theo và chân giữ nhịp nhé. Mới đầu bạn sẽ gặp khó khăn một chút nhưng nếu biết chia nhỏ vấn đề ra thì sẽ đơn giản hơn nhiều.
Vậy cách tính nhịp như thế nào là hiệu quả và dễ dàng?
Bạn nên tập nốt đen trước, nốt đen là nốt có màu đen, giá trị của nốt đen bằng 1 phách, nốt trắng là 2 phách, nốt tròn là 4 phách.
Nhanh hơn nốt đen có nốt móc đơn bằng ½ phách, nốt móc kép bằng ¼ phách, nốt móc ba bằng 1/8 phách, nốt móc tư bằng 1/16 phách.
Các bước tập một tác phẩm organ như thế nào?
Việc đầu tiên là bạn tập đọc nốt nhạc. Tập đọc nốt nhạc là giai đoạn trước tiên khi tập bất kỳ bản nhạc nào, việc đọc nốt giúp bạn xác định được giai điệu của bản nhạc đó cao thấp như thế nào.
Gõ nhịp phách là việc cần làm thứ hai sau khi đọc nốt. Nhiều bạn chủ quan ko gõ nhịp mà đàn luôn, như vậy khi đến giai đoạn sau bạn sẽ gặp rắc rối là nhịp ko chắc, đàn sẽ khó khăn hơn. GÕ nhịp để biết bản nhạc đàn nhanh chậm ra sao.
Tập tay phải, đây thường là giai điệu chính của bản nhạc, chú ý khi đàn tay phải thì miệng nên hát nốt theo, chân giữ nhịp để nhanh nhớ nốt, vững nhịp hơn nhé.
Tập hợp âm tay trái. Hợp âm organ bao gồm nhiều nốt đàn cùng lúc, vì vậy bạn tập bấm và chuyển cho quen tay, thuần thục các hợp âm của bài. Một lưu ý nhỏ là bạn nên chuyển hợp âm trong cùng một quãng 8, nghĩa là bạn có thể đàn các thể đảm của hợp âm vì hiệu ứng âm thanh là giống nhau mà lại dễ chuyển tay và nhanh thuộc hơn.
Ghép 2 tay lại với nhau. Đây là bước quan trọng và khó khăn nhất, nhưng nếu bạn làm tốt ở những bước trước thì đến bước này việc ghép 2 tay lại vơi nhau không còn khó khăn nữa.
Nhớ là miệng vẫn hát nốt, chân giữ nhịp luôn nhé, để khi đàn xong bản nhạc thì bạn cũng thuộc và đàn nhuần nhuyễn luôn.
Ghép nhạc đệm. Nếu bản nhạc đàn theo điệu gì thì bạn mở điệu đó mà đàn nhé. Tập ghép với tempo từ chậm đến nhanh, tăng từ từ bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn. Nếu chưa thuộc mà bạn đàn nhanh sẽ bị trường hợp “ rớt nhịp”, vấp nhiều đó.
Cuối cùng là tăng tốc độ đúng với tốc độ cho trước của bản nhạc, xử lý sắc thái, kỹ thuật ngón, âm sắc cho hay, cho có hồn nữa là xong.
Một lưu ý cho những bạn mới học organ đó là bạn không nên nóng vội, nên học theo từng bước chứ ko nên bỏ qua. Ví dụ mỗi bài học chúng ta sẽ học 1,2 kiến thức mới, ứng dụng tập 1,2 bài cho nhớ, cho quen kiến thức mới rồi mới học những kiến thức tiếp theo. Như vậy bạn sẽ thấy việc học organ đơn giản hơn rất nhiều.
Làm sao để đệm hát bản nhạc mình muốn?
Bạn hãy tập cho thật nhuần nhuyễn cách đàn solo những tác phẩm organ trước, sau đó nếu muốn đệm thì bạn không đàn giai điệu nữa mà chỉ đàn hợp âm ở tay trái, tay phải thì rải những nốt trong hợp âm đó, hoặc đệm thêm những câu lót, những giai điệu bạn cho là phù hợp vào.
Cũng không đơn giản khi nói ra được thành ngôn từ, nhưng bạn hãy tin mình, bạn đàn solo tốt những tác phẩm trước thì khi vào đệm, tự nhiên trong người bạn sẽ thấy nên đàn gì những chỗ trống giữa các câu hay dạo nhạc, gian tấu ra sao…
PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐÀN ORGAN ĐỆM HÁT NHANH NHẤT
     ORGAN XY 332 GIÁ CHỈ CÓ 2 TR ĐÁN TỐT RẤT ĐẸP .CLICK
Điều quan trọng là bạn hày tập, hãy tiếp xúc thật nhiều thì bạn sẽ cảm nhận được. Chúc bạn thành công!
Trần Thị Thọ – Trường nhạc THP
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Đàn organ cho bé, đàn organ trẻ em - Bán, tư vấn mua, cách chơi đàn
Designed by Blog Thiet Ke
Posts RSSComments RSS
Back to top