Tuesday, March 10, 2015

Tôi nhất định phải biết chơi một thứ nhạc cụ nào đó

Ai sớm tiếp xúc với âm nhạc từ nhỏ thường có nhạy bén và tinh nhanh hơn so với người không biết âm nhạc .  Một số thống kê trong lĩnh vực này cho thấy kết quả đáng ngạc nhiên người học giỏi hơn thường là người biết chơi nhạc cụ .

Tôi nhất định phải biết chơi một thứ nhạc cụ nào đó
Tôi nhất định phải biết chơi một thứ nhạc cụ nào đó

Với thành tích đạt giải Nhất Quận, giải Ba cấp Thành phố thi Toán trên mạng Internet và giải Nhất Quận thi Tiếng Anh IOE trong năm học vừa qua, tôi thực sự cảm thấy, việc chơi 3 nhạc cụ khác nhau đang giúp tôi học giỏi đều các môn.

 Khi lên sáu tuổi, đọc câu chuyện “Những nhà bác học nổi tiếng trên thế giới”, tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng rất nhiều nhà toán học, khoa học lừng danh thế giới đồng thời cũng chính là nhà soạn nhạc và chơi đàn Piano hay nức tiếng như: nhà vật lý học Albert Einstein, nhà toán học Pythagoras, nhà khoa học tên lửa Werner Von Braun... Và sự tò mò đã đưa tôi đến với âm nhạc.

Ban đầu thì rất khó khăn, nhưng sau một thời gian rèn luyện lâu dài và bền bỉ, tôi bắt đầu cảm thấy thoải mái, thư giãn với cây đàn Piano. Nhiều khi, tôi như thả hồn mình vào bản nhạc, quên hết những căng thẳng trong học tập. Tôi phát hiện ra rằng, Piano có một mối liên hệ với một số môn học như Toán, Ngôn ngữ. Môn Toán là môn học lôi cuốn tôi cũng giống như âm nhạc vậy. Những con số hay những nốt nhạc có lẽ có điểm tương đồng nào đó mà tôi càng học càng thấy hấp dẫn. Tôi thường đan xen giữa học nhạc và học Toán để mình luôn được thoải mái, thư giãn và vui vẻ. Học đàn giúp tôi tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ và đặc biệt nội dung của bản nhạc cũng như lời bài hát lại giúp tôi thêm cảm xúc trong những bài Văn.

Ngoài âm nhạc, tôi còn thích vẽ tranh nữa. Tôi đặc biệt yêu mùa đông và thích đem nó vào tranh. Mùa đông trong tôi rất sinh động, có cây thông Noel lung linh, người tuyết ngộ nghĩnh, tiếng cười đùa của các bạn nhỏ và ngôi nhà ấm cúng che chở chúng ta... Tôi vẽ cả tranh tĩnh vật, thiên nhiên và chân dung, nhưng tôi vẫn thích vẽ thiên nhiên hơn cả bởi tôi thấy một thế giới tâm hồn ẩn chứa trong đó.

Biết thêm một nhạc cụ là biết thêm một ngôn ngữ, chính vì thế mà tôi đã học thêm hai nhạc cụ nữa, đó là: Trumpet và Guitar... Nhà tâm lí học chuyên về âm nhạc Michael Jokovski từng nói: “Âm nhạc mang lại sự kết nối”. Đúng vậy. Thật tự hào khi được mặc bộ lễ phục trong đội nghi lễ của trường Nguyễn Siêu với chiếc kèm Trumpet cất lên bài Quốc ca, Đội ca. Với Guitar, tôi có thể góp vui cùng bạn bè trong mỗi buổi sinh hoạt lớp hoặc dã ngoại. Ngoài ra, âm nhạc còn giúp tôi được thể hiện mình, để kết nối với mọi người và hoàn thiện bản thân...

Điều tôi muốn chia sẻ với các bạn là hãy tự tin để đến với âm nhạc và hãy tin rằng dù không có tố chất thì việc quyết tâm, bền bỉ và kiên trì sẽ giúp bạn chinh phục.
Trung Đức – 5A1



 
Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 comments

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 Đàn organ cho bé, đàn organ trẻ em - Bán, tư vấn mua, cách chơi đàn
Designed by Blog Thiet Ke
Posts RSSComments RSS
Back to top